Tư Vấn Lựa Chọn Màn Chiếu Chi Tiết Nhất Phù Hợp Với Mọi Nhu Cầu
Bạn đang cần mua màn chiếu cho phòng hội thảo của công ty hoặc phòng chiếu phim chuyên dụng tại nhà mà chưa biết chọn loại màn chiếu nào? Mỗi nhu cầu khác nhau sẽ phù hợp với một loại màn chiếu khác nhau. Hơn nữa, các loại màn chiếu sẽ có chất lượng hình ảnh riêng. Vì vậy, bài viết sẽ tư vấn chi tiết cho bạn cách thức lựa chọn màn chiếu đúng nhu cầu và cung cấp thông tin 7 loại màn chiếu phổ biến nhất hiện nay.
Màn chiếu là gì?
Màn chiếu (Projector Screen) là một phụ kiện rất quan trọng khi bạn cân nhắc mua máy chiếu. Nó là một tấm màn màu trắng được làm từ vải chuyên dụng, có khả năng khuếch đại tốt ánh sáng.
Nhiều người nghĩ rằng có thể thay thế màn chiếu bằng tường trắng nhưng thực tế không nên. Bởi trên bề mặt tấm màn chiếu được sơn một lớp sơn trắng phản quang sẽ giúp khuếch đại độ sáng lên 3 lần so với tường. Ngoài ra, để tăng độ sáng và nét cho hình ảnh chiếu trên màn chiếu, phần phía sau màn chiếu đã được sơn đen để tránh ánh sáng thoát ra.
Có bao nhiêu loại màn chiếu?
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại màn chiếu nhưng thông dụng nhất vẫn là 7 loại màn chiếu dưới đây.
Màn chiếu treo tường kéo tay
Màn chiếu kéo tay là loại được cố định trên tường hoặc trần có thể kéo ra và tự cuộn vào khung cố định. Loại màn chiếu này thường được dùng trong trường học, văn phòng, quán cafe hay tại nhà… Bởi nó được làm từ vải màn trắng cùng chất liệu nhựa PVC cực bền và cao cấp lại rất dễ dàng thao tác.
Thông số kích thước của màn chiếu kéo tay:
Loại màn chiếu kéo tay | Kích thước | Tỉ lệ | |
Dài x Rộng (m) | Dài x Rộng (inch) | ||
80 inch | 1m5 x 1m5 | 60×60 | 1:1 |
100 inch | 1m8 x 1m8 | 70×70 | 1:1 |
120 inch | 2m2 x2m2 | 84×84 | 1:1 |
135 inch | 2m4 x 2m4 | 96×96 | 1:1 |
150 inch | 3m0 x 2m25 | 120×90 | 4:3 |
170 inch | 3m05 x 3m05 | 120×120 | 1:1 |
Màn chiếu đứng 3 chân di động
Khác với màn chiếu treo tường kéo tay, phần khung của màn chiếu đứng 3 chân di động không cố định mà được làm từ 3 chân đứng đỡ khung màn chiếu. Loại màn chiếu này sẽ đi kèm với máy chiếu để bàn. Chính vì vậy, màn chiếu đứng 3 chân di động sẽ phù hợp với những nhu cần cần di chuyển vị trí. Bên cạnh đó, phần khung đỡ 3 chân được làm từ chất liệu inox, hợp kim không gỉ có độ bền cao.
Thông số kích thước của màn chiếu đứng 3 chân di động:
Loại màn chiếu 3 chân | Kích thước | Tỉ lệ | |
Dài x Rộng (m) | Dài x Rộng (inch) | ||
70 inch | 1m25 x 1m25 | 50×50 | 1:1 |
80 inch | 1m5 x 1m5 | 60×60 | 1:1 |
100 inch | 1m8 x 1m8 | 70×70 | 1:1 |
120 inch | 2m2 x2m2 | 84×84 | 1:1 |
135 inch | 2m4 x 2m4 | 96×96 | 1:1 |
150 inch (hai chân đế) | 3m0 x 2m25 | 120×90 | 4:3 |
Màn chiếu điện
Về hình dáng, màn chiếu điện giống với màn chiếu treo tường kéo tay với cấu tạo khung treo tường cố định và một tấm màn chiếu. Tuy nhiên, nếu màn chiếu treo tường kéo tay cần phải hạ màn chiếu bằng sức kéo thì màn chiếu điện chỉ cần sử dụng điều khiển từ xa. Bởi màn chiếu điện đã được trang bị hệ thống mô tơ cuộn. Đây là tính năng cao cấp, giá thành cao nên phù hợp với những phòng họp, phòng khách sạn, hội trường, sự kiện tiệc, sân khấu… cần sự thẩm mỹ.
Thông số kích thước của màn chiếu điện:
Loại màn chiếu điện | Kích thước | Tỉ lệ | |
Dài x Rộng (m) | Dài x Rộng (inch) | ||
100 inch | 1m8 x 1m8 | 70×70 | 1:1 |
100 inch | 2m66 x 1m25 | 88×50 | 16:9 |
120 inch | 2m2 x 2m2 | 84×84 | 1:1 |
120 inch | 2m66 x 1m49 | 105×59 | 16:9 |
135 inch | 2m4 x 2m4 | 118×67 | 1:1 |
135 inch | 3m0 x 1m7 | 118×67 | 16:9 |
150 inch | 3m0 x 2m25 | 120×90 | 4:3 |
150 inch | 3m x 3m | 130×74 | 16:9 |
170 inch | 3m x 3m | 120×120 | 1:1 |
180 inch | 3m55 x 2m6 | 140×105 | 4:3 |
200 inch | 4m x 3m | 160 x120 | 4:3 |
250 inch | 5m02 x 3m8 | 197×147 | 4:3 |
300 inch | 6m0 x 4m5 | 240×180 | 4:3 |
Màn chiếu khung cong chuyên dùng xem phim HD 3D
Đây là loại màn chiếu chuyên dụng cho phòng chiếu phim HD 3D cao cấp. Màn chiếu này được thiết kế cong giúp hình ảnh hội tụ chiếu về phía người xem thay vì chiếu sang hai bên. Cùng với đó, màn chiếu khung cong chuyên dụng này có khả năng hấp thụ ánh sáng, độ mịn cùng độ tương phản cao hơn các loại màn chiếu thông thường.
Thông số kích thước của màn chiếu khung cong chuyên dùng xem phim HD 3D:
Loại màn chiếu cong | Kích thước lọt lòng (cm) | Kích thước phủ bì (cm) | Tỉ lệ |
90 inch | 112 x 199 | 124 x 211 | 16:9 |
100 inch | 125 x 222 | 137 x 234 | 16:9 |
110 inch | 137 x 244 | 149 x 256 | 16:9 |
120 inch | 149 x 265 | 161 x 277 | 16:9 |
130 inch | 162 x 288 | 174 x 300 | 16:9 |
140 inch | 174 x 309 | 186 x 321 | 16:9 |
150 inch | 187 x 332 | 199 x 344 | 16:9 |
160 inch | 199 x 354 | 211 x 366 | 16:9 |
170 inch | 212 x 377 | 224 x 389 | 16:9 |
180 inch | 224 x 398 | 236 x 410 | 16:9 |
190 inch | 237 x 421 | 249 x 433 | 16:9 |
200 inch | 249 x 443 | 261 x 455 | 16:9 |
210 inch | 262 x 466 | 274 x 478 | 16:9 |
220 inch | 274 x 487 | 286 x 499 | 16:9 |
230 inch | 286 x 508 | 298 x 520 | 16:9 |
240 inch | 299 x 532 | 311 x 544 | 16:9 |
250 inch | 311 x 553 | 323 x 565 | 16:9 |
Màn chiếu khung cố định dạng phẳng
Đây cũng là loại màn chiếu chuyên dụng cho các phòng chiếu phim HD hay 3D nhưng giá thành thấp hơn màn chiếu khung cong. Màn chiếu khung cố định dạng phẳng có hình dáng và kích thước như một chiếc TV lớn.
Thông số kỹ thuật của màn chiếu khung cố định dạng phẳng:
Loại màn chiếu phẳng | Kích thước lọt lòng (cm) | Kích thước phủ bì (cm) | Tỉ lệ |
90 inch | 112 x 199 | 124 x 211 | 16:9 |
100 inch | 125 x 222 | 137 x 234 | 16:9 |
110 inch | 137 x 244 | 149 x 256 | 16:9 |
120 inch | 149 x 265 | 161 x 277 | 16:9 |
130 inch | 112 x 199 | 174 x 300 | 16:9 |
140 inch | 174 x 309 | 186 x 321 | 16:9 |
150 inch | 187 x 332 | 199 x 344 | 16:9 |
160 inch | 194 x 354 | 211 x 366 | 16:9 |
170 inch | 212 x 377 | 224 x 389 | 16:9 |
180 inch | 224 x 398 | 236 x 410 | 16:9 |
190 inch | 237 x 421 | 249 x 433 | 16:9 |
200 inch | 249 x 443 | 265 x 455 | 16:9 |
210 inch | 262 x 466 | 274 x 478 | 16:9 |
220 inch | 274 x 487 | 286 x 499 | 16:9 |
230 inch | 286 x 508 | 298 x 520 | 16:9 |
240 inch | 299 x 532 | 311 x 544 | 16:9 |
250 inch | 311 x 553 | 323 x 565 | 16:9 |
Màn chiếu khung gấp kích thước lớn
Màn chiếu khung gấp kích thước lớn phù hợp với các nhu cầu trình chiếu tại hội trường, sân khấu, quảng trường… Hiện nay trên thị trường có hai loại màn chiếu khung gấp kích thước lớn là màn chiếu trước (Front – PS HD White Fabric) và màn chiếu sau (Rear – PS Grey Fabric). Trong đó, màn chiếu trước chính là màn chiếu màu trắng phổ biến, máy chiếu đặt phía trước màn chiếu. Còn màn chiếu sau là màn chiếu màu xám, máy chiếu đặt phía sau màn chiếu. Loại màn chiếu sau sẽ được sử dụng phổ biến cho sân khấu để khi có các hoạt động biểu diễn trên sân khấu, hình ảnh sẽ không bị gián đoạn
Thông số kích thước của màn chiếu khung gấp kích thước lớn:
Loại màn chiếu khung gấp | Dài x rộng (inch) | Dài x rộng (m) | Tỉ lệ |
150 inch | 120 x 90 | 3m05 x 2m29 | 4:3 |
200 inch | 160 x 120 | 4m06 x 3m05 | 4:3 |
Màn chiếu bạc 3D
>>> Xem thêm bài viết “Bảng báo giá màn hình led ngoài trời, trong nhà mới nhất 2022”: https://hongnhan.com.vn/bao-gia-man-hinh-led-ngoai-troi/
Màn chiếu bạc 3D sử dụng công nghệ hiện đại phun tráng bạc 3D để giúp hình ảnh sắc nét và có chiều sâu hơn. Dòng màn chiếu này hiện nay được sử dụng nhiều nhất cho các phòng chiếu phim HD – 3D. Xung quanh màn chiếu được thiết kế viền đen để giảm việc phản sáng giúp người xem tập trung hơn.
Các bước để chọn một màn chiếu phù hợp
Khi lựa chọn màn chiếu theo nhu cầu, bạn nên thực hiện lần lượt từng bước sau
Xác định nhu cầu và phân loại màn chiếu
Trước khi phù hợp, bạn phải biết chắc chắn nhu cầu của mình, của doanh nghiệp là gì. Cụ thể, bạn cần màn chiếu cho không gian nào, cố định hay di động, kiểu điều khiển nào…
Từ nhu cầu đó, bạn có thể phân loại màn chiếu theo chức năng thành 7 loại màn chiếu thông dụng đã liệt kê ở phần trên. Ví dụ, nếu bạn muốn màn chiếu cố định thì nên cân nhắc màn chiếu treo tường, màn chiếu điện, màn chiếu cố định. Ngược lại, nếu bạn muốn di động thì hãy sử dụng màn chiếu 3 chân. Còn nếu sắm màn chiếu cho phòng chiếu phim HD – 3D chuyên dụng, hãy sử dụng màn chiếu khung cố định dạng phẳng/ cong hoặc màn chiếu bạc 3D.
Lựa chọn vải màn phù hợp với không gian
Việc lựa chọn vải màn rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu ứng hình ảnh trên màn chiếu. Các yếu tố bạn nên quan tâm khi lựa chọn vải màn là chất liệu, độ sáng màn hình, góc nhìn của vải. Ngoài ra, bạn cần phải cân nhắc cả ánh sáng của không gian lắp màn chiếu hay độ mới – cũ của màn chiếu. Ví dụ, với một không gian có nhiều cửa sổ, bạn cần mua vải màn có kích thước và độ sáng màn hình lớn để hình ảnh được rõ nét. Hoặc nếu sử dụng máy chiếu cũ, hãy lựa chọn màn chiếu có độ sáng màn hình lớn để nâng cao hiệu quả hình ảnh.
Lựa chọn đúng kích thước màn chiếu
Sau khi đã chọn được vải màn phù hợp, tiếp theo bạn cần quan tâm đến kích thước hoặc tỷ lệ khung hình của màn chiếu. Hiện nay trên thị trường phổ biến 3 loại tỷ lệ khung hình sau:
Màn chiếu tỉ lệ 1:1. Đây là tỷ lệ vuông được sử dụng phổ biến với các máy chiếu được lắp trên cao.
Màn chiếu tỉ lệ 4:3. Đây là tỷ lệ của các màn hình máy tính hay video. Vì vậy, nó phù hợp với các máy chiếu có độ phân giải 1024×768, 1400×1050, 1600×1200, 2048×1536. Ngoài ra, nó có thể chuyển đổi đồng đều giữa chế độ xem toàn màn hình với chế độ màn hình rộng.
Màn chiếu tỉ lệ 16:9. Tỷ lệ này phù hợp với các loại máy chiếu có độ phân giải 4K UHD, 1080p HD, 720p HD. Đây là định dạng tối ưu phù hợp với nhu cầu chiếu phim tại nhà.
Lựa chọn các thiết bị đi kèm phù hợp
Có rất nhiều phụ kiện đi kèm cần thiết khi mua màn chiếu là giá treo máy chiếu, dây cáp, điều khiển từ xa hay giá đỡ 3 chân,…
Tóm lại, màn chiếu là một phần rất quan trọng khi bạn muốn xây dựng hệ thống trình chiếu trong nhà, công ty… Mỗi loại màn chiếu khác nhau sẽ có chất lượng hình ảnh khác nhau và phù hợp với nhu cầu khác nhau. Vì vậy, khi lựa chọn mua màn chiếu, bạn nên biết rõ nhu cầu của mình, phân loại các màn chiếu rồi lựa chọn vải màn, kích thước sao cho phù hợp. Hy vọng các thông tin chi tiết về các loại màn chiếu, cách thức lựa chọn trong bài viết đã giúp ích cho bạn tìm được màn chiếu đúng nhu cầu của mình.
Tham khảo các dự án của Hồng Nhân:
MÁY CHIẾU MAPPING TRÊN MÀN GAUZE – ĐÁM CƯỚI
[MÁY CHIẾU + MÀN GAUZE + MÀN LED] HA ANHTUAN – SEE SING SHARE